Được tạo bởi Blogger.
RSS

Archimede thực sự là một nhà toán học của các nhà toán học

     Archimedes sinh ra tại Syracuse, khi đó là thuộc địa của Hy Lạp ở Sicily. Theo sự xác nhận của chính Archimedes thì ông là con trai của nhà thiên vàn học Phidias, ít được biết đến ngoại trừ việc ông đã xác định được tỷ số đtrởng kính của Mặt trời và Mặt trăng. Archimedes hình như cũng có họ hàng gì đó với Vua Hieron II, và bản thân ông vua này là con ngoài giá thú của một người đàn ông quý tộc (với một trong những nữ nô lệ của minh). Bất kể mối quan hệ giữa Archimedes với gia đinh hoàng gia là thế nào đi nữa thì cả vua và con trai ông là GeỊon đều luôn trọng vọng Archimedes. Khi còn trẻ, Archimedes sông một thời gian ở Alexandria, tại đây ông học toán trước khi trơ về cuộc sống nghiên cứu rộng lớn hơn ở Syracuse.

Archimede thực sự là một nhà toán học của các nhà toán học

      Archimede thực sự là một nhà toán học của các nhà toán học. Theo Plutarch, ông coi “mọi thứ nghệ thuật hướng vào việc sử dụng và kiếm lời đều hèn hạ và bẩn thỉu, và ông chỉ cô gắng theo đuổi những điều mà, với vẻ đẹp và sự tuyệt vời của chúng, nằm ngoài mọi sự tiếp xúc với những nhu cầu thông thường của cuộc sống”. Mối bận tâm của Archimedes với toán học trừu tượng và mức độ mà ông đốt cháy mình cho nó rõ ràng là vượt xa hơn rất nhiều nhiệt huyết thường được the hiện của những người thực hành nó. Cũng theo Plutarch:

     Bị mê hoặc thường xuyên bởi một Nữ nhàn ngư luôn đồng hành cùng với ông, ông quên cả ăn uống và xao lãng cả việc chàm sóc bản thân mình, và khi, mà điêu này cũng thường xảy ra, bị buộc phải đi tắm và xức dàu thì ông vẫn tiếp tục vẽ các hình hình học trên đống tro hoặc dùng ngón tay vẽ trên chính cơ thể đang xức dầu của minh, chìm đắm trong trạng thái xuất thần và sự thực là làm nô lệ cho các nàng thơ.

     Mặc cho sự coi thường của ông đối với toán học ứng dụng và tầm quan trọng nhỏ nhoi mà bản thân ông dành cho các ý tưởng kỹ thuật của mình, thì những sáng chế tài tình của Archimedes lại mang đến cho ông sự nổi tiếng còn hơn là thiên tài toán học của ông.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: nha bac hoc

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng bổng cả Trái đất

       Nhà ảo thuật đầu tiên trong danh sách của tôi được ghi nhớ nhất bởi một sự kiện phi thường – ông đã khỏa thân hoàn toàn nhảy bổ ra ngoài đường tại chính thành phố quê hương ông.

  “Hãy cho tôi một điểm tựa,tôi sẽ nâng bổng cả Trái đất.”

        Khi nhà lịch sử toán học Eric Temple Bell phải quyết định ai là người đứng trong tốp ba nhà toán học đứng đầu, ông đã kết luận:

         Bất kỳ danh sách ba nhà toán học “vĩ đại nhất” nào trong toàn bộ lịch sử cũng đều phải có cái tên Archimedes. Hai người còn lại thường được gắn với ông, đó là Newton (1642-1727) và Gauss (1777-1855).

Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng bổng cả Trái đất

         Một số người, khi xem xét độ phong phú – hay nghèo nàn – tương đối về toán học và khoa học tư nhiên ở thời đại tương ứng mà các vĩ nhân này sinh sống và đánh giá thành tựu của họ trên cái nền chung của thời đại họ, cũng đều đặt Archimedes là người số một.

      Archimedes (287-212 trước CN; hình 10 là tượng bán thân được cho là tạc Archimedes, nhưng thực tế rất có thể đó là tượng vua xứ Sparta) thực sự là Nevvton hay Gauss của thời đại ông; một con người lỗi lạc với tri tưởng tượng phong phú và sự hiểu biết sâu sắc tới mức những người cùng thời và cả những thế hệ sau ông đều thốt lên tên ông trong sự kinh sợ và sùng kính. Mặc dù được biết đến nhiều hơn nhờ những phát minh tài tinh về kỹ thuật, song Archimedes, về bản chất, là một nhà toán học và trong toán học của ông thi ông đi trước thòi đại của minh hàng thế kỷ. Không may là người ta ít biết về thời tuổi trẻ cũng như gia đình của ông.

        Tiểu sử đầu tiên của ông, được viết bởi một người trong dòng họ Heracleides, không còn lưu giữ được và vài chi tiết mà chúng ta biết về cuộc đời ông và cái chết thảm khốc của ông về cơ bản là từ các tác phẩm của nhà sử học La Mã Plutarch. Thực ra thì Plutarch (khoảng 46 – 120 sau CN) lại quan tâm nhiều hơn đến những chiến tích của viên tướng La mã Marcellus, người đã chiếm được thành Syracuse, thành phố quê hương của Archimedes vào năm 212 trước CN. Thật may mắn cho lịch sử toán học, Archimedes đã khiến cho Marcellus phải đau đầu trong suốt thời gian bao vây thành Syracuse, khiến cho ba nhà sử học quan trọng về thời đó là Plutarch, Polybius và Livy, không thể bỏ qua ông.


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Không có một cuốn sách nào đánh giá được hết các nhà khoa học

        Mặc dù có những đóng góp rất ấn tượng đối với việc hệ thống hóa lôgic suy diễn, song Aristotle lại không được ghi nhận là đã có ống hiến cho toán học. Có lẽ cũng hơi đáng ngạc nhiên là người đã xác lập về căn bản khoa học như là một hoạt động có tổ chức lại không quan tâm nhiều (và chắc chắn là không nhiều bằng Plato) đến toán học và thậm chí còn yếu về vật lý học. Mặc dù thậm chí Aristotle đã thừa nhận tầm quan trọng của các mối quan hệ về số và hình học trong khoa học, song ông vẫn xem toán học như là một môn học trừu tượng, tách biệt với thực tại vật lý. Kết quả là trong khi không ai nghi ngờ rằng ông là một nhà máy sản xuất nàng lượng trí tuệ thì ông lại không nằm trong danh sách “các nhà ảo thuật” toán học của tôi.

Không có một cuốn sách nào đánh giá được hết các nhà khoa học

       Tôi sử dụng thuật ngữ “nhà ảo thuật” ở đây là để chỉ những người có thể lấy ra những con thỏ từ trong một cái mũ hoàn toàn trống rỗng; những người khám phá ra sự kết nối chưa từng được ai nghĩ tới giữa toán học và tự nhiên; những người có thể quan sát các hiện tượng tự nhiên phức tạp và chưng cất ra từ chúng những định luật toán học trong suốt như pha lê. Trong một số trường hợp, những nhà tư tưởng thượng thặng này thậm chí còn sử dụng những thí nghiệm và quan sát của mình để phát triển toán học của họ. Câu hỏi về tính hiệu quả đến phi lý của toán học trong việc giải thích tự nhiên sẽ không bao giờ được đặt ra nếu như không vì những nhà ảo thuật này. Câu đố này nảy sinh trực tiếp tử sự thấu thị phi thường của những nhà nghiên cứu này.

        Không có một cuốn sách nào có thể đánh giá được hết tất cả các nhà khoa học và toán học xuất sắc, những người đã có những đóng góp to lớn vào sự hiểu biết của chúng ta về vũ trụ. Trong chương này và chương sau, tôi dự định sẽ chi tập trung vào bốn trong số những người khổng lồ đó của các thế kỷ trước, về những người mà vị thế nhà ảo thuật của họ là điều không thể nghi ngờ – đó là những gương mặt tinh hoa tột bậc của thế giới khoa học.



  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Thực tế đáng kinh ngạc về định luật sai của Aristotle

       Thực tế đáng kinh ngạc về định luật sai của Aristotle đối với chuyển động không phải là ở chỗ nó sai, mà là ở chỗ nó đã được chấp nhận trong suốt gần hai ngàn năm. Làm thế nào mà một ý tưởng sai lầm như vậy mà lại tồn tại lâu đến thế? Đây là một trường hợp kiểu “cơn bão hoàn hảo” – trong đó ba yếu tố khác nhau kết hợp lại để tạo nên một học thuyết không thể bác bỏ.

Thực tế đáng kinh ngạc về định luật sai của Aristotle

       Thứ nhất, có một thực tế đơn giản là trong điều kiện không có những phép đo chính xác, định luật của Aristotle dường như phù hợp với lẽ phải thông thường dựa trên kinh nghiệm – những mảnh giấy cói bay liệng lơ lửng trong khi những cục chi thì không. Phải có thiên tài của Galileo mới chỉ ra được lẽ phải thông thường cũng có thể sai lầm. Thứ hai, chính sức nặng khổng lồ của danh tiếng và uy quyền của một học giả như Aristotle gần như là vô song. Xét cho cùng, đây là người đã đặt nền móng cho nền văn hóa trí thức phương Tây. Dù là nghiên cứu về tất cả các hiện tượng tự nhiên hay nền tảng vững chắc của đạo đức, siêu hình học, chính trị hay nghệ thuật, Aristotle đều viết thành sách. Và không chỉ có thế. Theo một nghĩa nào đó, Aristotle còn dạy cho chúng ta cách tư duy, bằng việc giới thiệu những nghiên cứu hình thức đầu tiên về lôgic. Ngày nay, hầu hết mọi đứa trẻ ở trường đều biết đến hệ thống tiên phong và thực sự hoàn chỉnh về suy luận lôgic của Aristotle, còn được gọi là phép tam đoạn luận:


  1. Mỗi người Hy lạp là một con người.

  2. Mỗi con người đều phải chết

  3. Vì vậy mỗi người Hy Lạp đều phải chết.

          Lý do thứ ba đối với sự tồn tại dài đến phi lý của lý thuyết sai lầm của Aristotle là ở chỗ nhà thờ Thiên chúa giáo đã chấp nhận lý thuyết này như là một bộ phần chính thống của nó. Điều này có tác dụng như là vật cản trở đối với hầu hết mọi cố gắng định xem xét lại những khẳng định của Aristotle.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: những nhà bác học nổi tiếng

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Aristotle và định luật mang tính định lượng của chuyển động

        Aristotle thậm chí còn thử phát biểu một định luật mang tính định lượng của chuyển động, ông khẳng định rằng những vật nặng hơn thì rơi nhanh hơn, với tốc độ tỷ lệ thuận với khối lượng (tức là một vật nặng hơn vật khác 2 lần thì được cho là rơi xuống với tốc độ lớn gấp đôi).Trong khi kinh nghiệm hàng ngày có thể cho thấy quy luật này dường như là hợp lý – quả thật là một viên gạch được quan sát thấy là chạm đất nhanh hơn một chiếc lông chim rơi từ cùng một độ cao – thì Aristotle không bao giờ tiến hành kiểm nghiệm phát biểu đinh lượng của mình một cách chính xác hơn.

Aristotle và định luật mang tính định lượng của chuyển động

         Không hiểu sao mà ông không nghĩ ra hay là ông thấy là không cần thiết phải kiểm tra xem nếu buộc hai viên gạch vào nhau thì nó có rơi nhanh gấp hai lần một viên gạch hay không. Galileo Galilei (1564-1642), người có định hướng toán học và thực nghiệm hơn nhiều và cũng là người tỏ ra ít quan tâm tới viên gạch và quả táo rơi, lại là người đầu tiên chỉ ra rằng Aristotle đã hoàn toàn sai lầm. Dùng một thí nghiệm tưởng tượng thông minh, Galileo có thể chứng minh rằng định luật của Aristotle là không có ý nghĩa vì nó không nhất quán về mặt lôgic. ông lập luận như sau: Giả sử bạn buộc hai vật vào nhau, một vật nặng hơn vật kia. Vậy hai vật sẽ rơi nhanh hơn bao nhiêu so với một trong hai thành phần của nó? Một mặt, theo định luật của Aristotle, bạn có thể kết luận rằng nó sẽ rơi với tốc độ trung gian vì vật nhẹ hơn sẽ rơi chậm hơn vật nặng. Nhưng mặt khác, căn cứ vào chỗ hai vật buộc lại với nhau sẽ nặng hơn hai vật thành phần của nó, và như vậy nó sẽ rơi nhanh hơn cả vật nặng hơn trong hai vật, dẫn đến một mâu thuẫn rất rõ ràng.

          Lý do duy nhất của việc một cái lông chim rơi xuống đất nhẹ nhàng hơn viên gạch là bởi vì lông chim chịu sức cản của không khí lớn hơn – nếu rơi ở cùng độ cao trong môi trường chân không, thì chiếc lông và viên gạch sẽ rơi xuống đất cùng một lúc. Thực tế này đã được chứng minh trong rất nhiều thí nghiệm, nhưng không có thí nghiệm nào ấn tượng như của David Randolph Scott – nhà du hành vũ trụ trên con tàu Apollo 15. Scott – người thứ bảy bước chân lên Mặt trâng – đã thả rơi đồng thời một cái búa từ tay này và một chiếc lông chim tử tay kia. Vì Mặt trăng rất ít khí quyển nên cái búa và lông chim chạm vào bề mặt của Mặt trăng cùng lúc.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: các nhà bác học nổi tiếng

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS