Được tạo bởi Blogger.
RSS

Triết học cơ bản trong toán học

Triết học cơ bản biểu thị bởi bảng các đối nghịch không chỉ có ở người Hy Lạp cổ. Thuyết âm dương của người Trung Hoa, trong đó âm biểu thị cho tiêu cực và bóng tối, còn dương là yếu tố tươi sáng, cũng vẽ nên cùng một bức tranh đó. Những quan điểm không quá khác biệt cũng đã được đưa vào đạo Cơ đốc, thông qua khái niệm về thiên đường và địa ngục (và thậm chí vào cả những tuyên bố của Tổng thống Mỹ đại loại như “hoặc là bạn đứng về phía chúng tôi, hoặc là bạn về phe khủng bố”). Khái quát hơn, điều luôn luôn đúng là ý nghĩa của cuộc sống lại được soi rọi bởi cái chết, và ý nghĩa của tri thức lại được thấy rõ khi so sánh với sự ngu dốt.

Triết học cơ bản trong toán học

Không phải tất cả các bài học của Pythagoras đều liên quan trực tiếp đến các con số. Phong cách sống của cộng đồng Pythagoras gắn bó chặt chẽ cũng dựa vào chủ nghĩa ăn chay, một niềm tin mạnh mẽ vào thuyết luân hồi – sự bất tử và hóa kiếp của linh hồn – và sự cấm đoán có phần bí ẩn về chuyên ăn đậu hạt. Người ta đã đưa ra một vài cách lý giải về chuyện cấm ăn đậu hạt này. Từ chuyện liên hệ đậu hạt với bộ phận sinh dục đến chuyện so sánh việc ăn đậu hạt giống như ăn một linh hồn sống. Cách lý giải sau có liên quan đến việc khi ăn đậu hạt thường trung tiện, như là một bằng chứng của một hơi thở đã bị dập tắt. Cuốn Thết học cho người đần độn đã tóm tắt học thuyết của Pythagoras như sau: “Mọi thứ đều được tạo bởi các con số, nên đừng có ãn các hạt đậu vi chúng sẽ sinh ra trong bạn một con số đấy”.
Câu chuyện được lưu truyền lâu đời nhất về Pythagoras có liên quan đến niềm tin vào sự đầu thai của linh hồn vào các sinh linh khác. Câu chuyện khá nên thơ này có nguồn gốc từ nhà thơ Xenophanes xứ Colophon vào thế kỷ thứ 6 trước công nguyên: “Họ kể rằng có lần ông ấy [Pythagorasl đi ngang qua một con chó đang bị đánh và thấy tội nghiệp nó nên nói, “Nào, dừng lại đi, và đừng đánh nó nữa; vì đó là linh hồn của một người bạn đấy. Tôi biết điều đó vì tôi nghe được nó nói mà”.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: nha bac hoc

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS