Những dấu ấn không thể nhầm lẫn được của Pythagoras có thể được tìm thấy không chỉ trong những bài giảng của các nhà triết học Hy Lạp, nối nghiệp ngay sau ông, mà còn trong hầu hết các clxương trình giảng dạy của các trường đại học thời trung cổ. Bảy môn học đươc dạy trong các trường đại học này được chia thành tam khoa, gồm có phép biện chứng, ngữ pháp và tu tử, và tên khoa, gồm các chù đề ưa thích của trường phái Pythagoras – đó là hình học, số học, thiên vãn học và âm nhạc. “Sự hài hòa của các thiên cầu” – thứ âm nhạc được cho là biểu diễn bởi các hành tinh trên quỹ đạo của chúng, mà theo các môn đệ của ông, thì chỉ Pythagoras mới có thể nghe thấy – đã gợi cảm hứng cho cho các nhà thơ cũng như các nhà khoa học. Nhà thiên văn học nổi tiếng Johannes Kepler (1571-1630), người đã khám phá ra các quy luật về chuyển động của các hành tinh, đã chọn nhan đề Harmonice Mundi (Sự hài hòa của Thế giới) cho một trong những tác phẩm có tầm ảnh hưởng lớn nhất của ông. Theo tinh thần Pythagoras, ông thậm chí còn phát triển những “giai điệu” nhỏ cho các hành tinh khác nhau (như nhà soạn nhạc Gustav Holst đã làm sau ông ba thế kỷ).
Xét từ khía cạnh các phương trình, là tiêu điểm của cuốn sách này, thì một khi chúng ta cởi bỏ lớp áo bí ẩn của triết học Pythagoras ra thì bộ khung còn lại bên trong chỉ là một tuyên bố hùng hồn về toán học, bản chất của nó và mối liên hệ của nó với cả thế giới vật chất lẫn tinh thần của con người. Pythagoras và các môn đệ của ông chính là cha đẻ của những tìm kiếm trật tự của vũ trụ. Họ có thể được xem là những người sáng lập ra toán học thuần túy, trong đó, không giống như các bậc tiền bối của họ – là những người Babylon và Ai Cập – họ tham dự vào toán học như là một lĩnh vực trừu tượng, tách biệt hẳn với mọi mục đích thực tế. câu hỏi liệu những người theo trường phái Pythagoras có cũng xác lập toán học là công cụ cho khoa học hay không là một câu hỏi tinh tế hơn. Trong khi những người theo trường phái Pythagoras nhất định gắn mọi hiện tượng với các con số, thì bản thân các con số – chứ không phải các hiện tượng hay nguyên nhân gây ra chúng – đã trở thành tiêu điểm nghiên cứu. Đây không phải là một hướng đi đặc biệt màu mỡ cho nghiên cứu khoa học. Nhưng, điều cơ bản đối với học thuyết Pythagoras là niềm tin tuyệt đối vào sự tồn tại của các quy luật tự nhiên, tổng quát. Niềm tin này, đã trở thành trụ cột của khoa học hiện đại, có thể đã bắt nguồn từ khái niệm Định mệnh trong tấn bi kịch Hy Lạp. Vào cuối thời kỳ Phục Hưng, niềm tin mạnh mẽ vào tính hiện thực của một nhóm các định luật có thể giải thích được mọi hiện tượng, vẫn tiếp tục tiến bộ khá xa trước khi có một bằng chứng cụ thể nào, và chỉ Galileo, Descartes, và Newton mới biến nó thành một định đề có thể biện minh dựa trên cơ sở quy nạp.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: nhà khoa học