Cách đây vài năm khi tôi nói chuyên ở trường Đại học Cornell, trên một trong các trang soạn thảo để chiếu lên (slide) của tôi có dòng chữ “Phải chăng Thượng đế là nhà toán học?” Ngay khi (slide) này được chiếu lên, tôi nghe thấy một sinh viên ngồi hàng đầu thở hắt ra: “ôi Chúa ơi, hy vọng là không phải thế!”
Câu hỏi hoa mỹ của tôi không phải là một cố gắng triết học để định nghĩa Thượng đế cho người nghe và cũng chẳng phải là một cách thông minh nhằm hăm dọa những người sợ toán. Thực ra tôi đơn giản chỉ muốn giới thiệu một bí ẩn mà nhiều bộ óc độc đáo nhất đã phải vật lộn nhiều thế kỷ nay – đó là sự hiện diện ở mọi nơi và khả năng dường như là vô hạn của toán học. Đây là những đặc điểm mà người ta thường chỉ gán cho thánh thần. Nhà vật lý người Anh James Jeans từng nói: “Vũ trụ có vẻ như đã được thiết kế bởi một nhà toán học thuần túy”. Toán học dường như quá hiệu quả trong việc miêu tả và giải thích không chỉ vũ trụ nói chung, mà cả những hoạt động hỗn độn nhất của con người.
Câu hỏi hoa mỹ của tôi không phải là một cố gắng triết học để định nghĩa Thượng đế cho người nghe và cũng chẳng phải là một cách thông minh nhằm hăm dọa những người sợ toán. Thực ra tôi đơn giản chỉ muốn giới thiệu một bí ẩn mà nhiều bộ óc độc đáo nhất đã phải vật lộn nhiều thế kỷ nay – đó là sự hiện diện ở mọi nơi và khả năng dường như là vô hạn của toán học. Đây là những đặc điểm mà người ta thường chỉ gán cho thánh thần. Nhà vật lý người Anh James Jeans từng nói: “Vũ trụ có vẻ như đã được thiết kế bởi một nhà toán học thuần túy”. Toán học dường như quá hiệu quả trong việc miêu tả và giải thích không chỉ vũ trụ nói chung, mà cả những hoạt động hỗn độn nhất của con người.
Bất kể là các nhà vật lý đang cố gắng tim ra một lý thuyết của vũ trụ hay các chuyên viên phân tích thị trường chứng khoán gãi đầu gãi tai để dự đoán vụ sụt giá bất thần sắp tới hay các nhà sinh học thần kinh đang xây dựng mô hình về chức năng của não, hay các nhà tình báo quân đội tìm cách tối ưu hóa việc phân bổ tài lực, tất thảy họ đều phải sử dụng toán học. Hơn nữa, thậm chí nếu họ có áp dụng các hình thức luận được phát triển trong các nhánh khác nhau của toán học thi họ vẫn cứ phải dựa vào cùng một thứ toán học tổng thể và nhất quán. Cái gì đã đem lại cho toán học các quyền năng lớn lao tới mức khó tin nổi như thế? Thậm chí Einstein cũng đả từng tự hỏi: “Làm thế nào mà toán học, một sản phẩm của tư duy con người, hoàn toàn độc lập với kinh nghiệm [nhấn mạnh của tác giả], lại có thể tương thích một cách tuyệt vời với các đối tượng của thực tại vật lý đến như vậy?”
Cái cảm giác hoang mang này hoàn toàn không phải là mới. Một số nhà triết học cổ Hy Lạp, mà đặc biệt là Pythagoras và Plato, đã từng kinh sợ trước khả năng rõ ràng của toán học trong việc định hình và dẫn dắt vũ trụ, nhưng dường như lại nằm ngoài khả năng làm thay đổi, dẫn dắt và ảnh hưởng của con người. Nhà triết học chính trị người Anh Thomas Hobbes (1588-1679) cũng không thể che giấu sự ngưỡng mộ của ông. Trong tác phẩm Leviathan, một trình bày đầy ấn tượng những cái mà Hobbes coi là nền móng của xã hội và chính phủ, ông đã nêu bật hình học như là hình mẫu của lập luận duy lý.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: nha bac hoc