Nhà sử học người Hy Lạp Herodotus (khoảng 485-425 tr. CN) đã viết về Pythagoras như là “một triết gia giỏi nhất của người Hy Lạp,” và triết gia tiền Socrat đồng thời là nhà thơ Empedocles (kh. 492-432 tr. CN) còn bổ sung thêm với sự thán phục: “Nhưng trong số họ có một người vô cùng uyên bác, người có thể hiểu biết sâu sắc về mọi thứ và là một bậc thầy của tất cả các môn nghệ thuật; và bất cứ khi nào thực sự muốn, ông có thể tìm ra một cách dễ dàng mọi chân lý trong mười – không phải, mà là trong hai mươi đời người”
Nhưng không phải ai cũng có ấn tượng như thế cả. Trong các nhận xét có vẻ như xuất phát từ sự ganh đua cá nhân, triết gia Heraclitus xứ Ephesus (khoảng 535-475 tr. CN) công nhận hiểu biết rộng của Pythagoras nhưng ông củng nói thêm một cách miệt thị ràng: “Hục nhiều không hẳn đã dạy cho người ta sự thông thái; nếu không nó đã dạy cho Hesiod [một nhà thơ Hi Lạp sống vào khoảng năm 700 trước Công Nguyên] và Pythagoras.”
Pythagoras và những người thuộc trường phái Pythagoras thời kỳ đầu không phải là các nhà toán học hay khoa học theo đúng nghla. Thay và đó là một triết học siêu hình về ý nghĩa của các con số ngự trị ở trung tâm các học thuyết của họ. Đối với người thuộc trường phái Pythagoras, các con số vừa là các thực thể sống vừa là các nguyên lý phổ quát thấm đẫm vạn vật từ thiên đường cho đến đạo đức con người. Nói một cách khác, các con số có hai mặt phân biệt và bổ sung lẫn nhau. Một mặt, chúng có sự tồn tại vật lý hữu hình, mặt khác, chúng lại là các quy luật trừu tượng mà mọi thứ được xây dựng trên đó. Chẳng hạn, số 1 (monad) vừa là con số sinh ra mọi số khác, là thực thể có thực giống như nước, không khí và lửa là các thành phần cấu tạo nên thế giới vật lý, đồng thời cũng là một ý tưởng – đơn vị siêu hình khởi nguồn của mọi sáng tạo. Nhà lịch sử triết học người Anh Thomas Stanley (1625-78) mô tả một cách tuyệt diệu (dù VỚI tiếng Anh của thế kỷ 17) hai ý nghĩa mà trường phái Pythagoras gán cho các con số:
Các con số, về bản chất, có hai mặt là Tinh thần (hay phi vật chất) và Khoa học. Tinh thần là thực thể vĩnh hằng của Số, mà Pythagoras trong bài Luận về các Thần đã khẳng định là nguyên lý may mắn nhất của toàn bộ Trái và Đất, cũng như của tự nhiên… Đây chính là cái được gọi là nguyên lý, suối nguồn và gốc rễ của vạn vật… Còn Số Khoa học là cái mà Pythagoras định nghĩa là sự mở rộng và nối dài vào hành động của các lý trí hạt giống nằm trong Monad, hay một nhóm các Monad.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: nhà khoa học